Quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương Nhân quyền tại Việt Nam

Quyền của người dân tộc thiểu số

Việt Nam là một quốc gia thống nhất với 54 dân tộc. Tính đến năm 2014, trên 12,3 triệu người trong tổng số hơn 90 triệu dân Việt Nam thuộc 53 dân tộc thiểu số, chiếm 14,3% dân số Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các vùng núi, đặc biệt là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quy định rõ tại điều 5 Hiến pháp năm 2013: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định nguyên tắc nền tảng, xuyên suốt của pháp luật là không phân biệt đối xử, thể hiện tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Mọi ngƣời đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Nguyên tắc trên của Hiến pháp đã được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, được thể chế và cụ thể hóa trong các văn bản luật: Luật Bầu cử Quốc hội, Luật Quốc tịch, Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Lao động; Luật Giáo dục; Luật Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong những năm, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 151 luật với 38 luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các dân tộc thiểu số.

Về mặt thể chế, Hội đồng Dân tộc do Quốc hội bầu có nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc. Trong Chính phủ có một cơ quan cấp bộ là Uỷ ban Dân tộc, chuyên trách công tác dân tộc.

Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số đƣợc bảo đảm quyền tham gia hệ thống chính trị, tham gia quản lý Nhà nƣớc và xã hội, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân ân theo qu định tại Điều 27 và 28 của Hiến pháp năm 2013 . Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy chính trị ngày càng tăng. Số lượng đại biểu Quốc hội là ngƣời dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ dân số. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội gần đât, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,7%, cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng số dân là 14,35%. Tỷ lệ ngƣời dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 18%, cấp huyện là 20%, cấp xã là 22,5%.

Nhà nước Việt Nam dành nhiều uu tiên trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tiến tới trình độ phát triển chung của cả nước.

Quyền của người cao tuổi

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay là khoảng 7,5 triệu người, chiếm khoảng 8,7% dân số cả nước. Việc bảo đảm quyền của người cao tuổi được Chính phủ quan tâm, thông qua việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, các chương trình quốc gia, các đề án hoặc dự án hỗ trợ.[172]

Quyền của người tàn tật

Theo Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam chu kỳ I:

Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện để các quyền của người khuyết tật Việt Nam ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Nhiều người khuyết tật nặng, thương binh, bệnh binh, người bị di chứng chất độc da cam, trong đó có trẻ em, được Nhà nước trợ cấp và nuôi dưỡng. Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người khuyết tật đã được thiết lập từ trung ương đến cơ sở. Trong 10 năm qua, trên 300.000 người, trong đó có hàng chục ngàn trẻ em, được chỉnh hình phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí, được cung cấp phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy; hàng trăm nghìn người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế.[222]

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Việt Nam đã ký Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2008 và dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong năm 2014, cũng như đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết tật. Trong giai đoạn 2010-2013, đã có 13 văn bản dưới Luật được ban hành có liên quan tới người khuyết tật trong các lĩnh vực...

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, đồng thời thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về 7 lĩnh vực ưu tiên trong Thập kỷ thứ II Thiên niên kỷ Biwako về người khuyết tật khu vực châu Á – Thái Bình Dương.[172]

Quyền phụ nữ

Điều 63, Hiến pháp Việt Nam quy định "Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình".

Trên thực tế, Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á Thái Bình Dương và đứng thứ chín về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong chính phủ trên 135 nước.[232]

Theo Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam chu kỳ I, Việt Nam coi bình đẳng giới là một trong các trụ cột để phát triển bền vững và là công cụ để tiến tới công bằng xã hội. heo Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, "Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới... là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xoá bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á". Trong thời gian tới, Nhà nước Việt Nam quyết tâm khắc phục một số vấn đề còn tồn tại như tình trạng phân biệt đối xử, ngược đãi và bạo hành đối với phụ nữ, nạn mại dâm và nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham chính ở các cấp.[222]

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện để đảm bảo quyền của phụ nữ. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thúc đấy quyền phụ nữ như: xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử theo quy định của Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước CEDAW; lồng ghép bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực thi pháp luật; ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Bộ luật Lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua tháng 6/2012 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng.

Chính phủ cũng triển khai các giải pháp trong việc thực thi pháp luật cũng như hợp tác quốc tế nhằm vượt qua những thách thức chủ yếu liên quan tới nhận thức về bình đẳng giới; xoá bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình; khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn (việc làm, thu nhập, địa vị xã hội…).[172]

Quyền trẻ em

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.[232]

Theo Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam chu kỳ I:

Nhà nước Việt Nam luôn cam kết bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em và tạo mọi điều kiện để trẻ em được thực thi đầy đủ các quyền của mình, thể hiện trước hết qua các quy định của Hiến pháp (Điều 65) và một số văn bản pháp luật...Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em. Bên cạnh Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đang được tích cực triển khai, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em cũng được lồng ghép vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho trẻ em ngày càng được hưởng đầy đủ hơn các quyền của mình. Các chương trình khám chữa bệnh miễn phí, các biện pháp giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng đã được triển khai khá hiệu quả (khoảng 8,4 triệu trẻ, chiếm trên 90% trẻ em dưới 6 tuổi, được phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí). Tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ngày càng cao (năm học 2005 – 2006, tỷ lệ học sinh tiểu học đạt 95,04%, trung học cơ sở đạt 80,3%); tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần; nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi được dành cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em di cư, trẻ em người dân tộc thiểu số… Cơ bản đã tạo được môi trường vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh cho trẻ em (có khoảng 40% xã, phường và 80,3% số quận, huyện có điểm vui chơi cho trẻ em; 100% thư viện cấp tỉnh và 30% ở cấp huyện có phòng đọc dành cho trẻ em...). Trẻ em được tạo điều kiện bày tỏ ý kiến, tham gia vào hoạt động văn hóa, xã hội ở trường học và cộng đồng thông qua các diễn đàn quốc gia, quốc tế, Đội Thiếu niên Tiền phong, Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ...Tuy nhiên, việc đảm bảo các quyền của trẻ em trong thời gian qua vẫn còn những thiếu sót do những khó khăn, thách thức đặt ra từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơ sở hạ tầng trong nước lạc hậu, năng lực quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc hoạch định, triển khai các chính sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em còn hạn chế[222]

Quyền của người nhiễm HIV/AIDS

Quyền của người nghiện ma túy

Quyền LGBT

Quyền với Người đồng tính

Hiện tại, luật Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng giới và chưa có các luật về quyền LGBT liên quan như: quyền nhận con nuôi, giải quyết các vấn đề nhân thân, tài sản, con cái...với người đồng tính.

Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 trong "Điều 10 - Những trường hợp cấm kết hôn" có quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính"[233] Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam từng liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâmma túy[234].

Ngày 16/05/2012, một đám cưới đồng tính nam ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang được gia đình tổ chức đã bị chính quyền giải tán và xử phạt hành chính.[235][236]

Tháng 7 năm 2012, Bộ Tư pháp Việt Nam đưa ra đề xuất sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó có thể công nhận hôn nhân đồng tính. Trong công văn gửi các ban, ngành, đoàn thể, Bộ Tự pháp nói rằng "Từ thực tế việc chung sống giữa những người đồng tình dẫn tới các vấn đề phát sinh về nhân thân, tài sản, con cái… nếu không thừa nhận hôn nhân của người đồng tính thì cũng phải có cơ chế pháp lý điều chỉnh để giải quyết những hệ quả liên quan khi họ quyết định chấm dứt cuộc sống chung".[237] Dự Thảo luật Hôn nhân gia đình sửa đổi 2014 ban đầu được các nhà chuyên môn soạn thảo có điều 16 quy định về giải quyết hệ quả pháp lý khi hai người cùng giới sống chung với nhau về tài sản, con cái. Tuy nhiên, bản Dự thảo cuối cùng đã bị Ủy ban thường vụ Quốc hội loại bỏ Điều 16 trước khi đến tay các đại biểu quốc hội với lý do "Để phù hợp với quy định không thừa nhận hôn nhân đồng giới"[238].

Ngày 12/11/2013, nghị định số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đã bỏ "kết hôn đồng tính" ra khỏi các hành vi bị cấm và xử phạt. Theo đó, các trường hợp tổ chức đám cưới đồng tính sẽ không bị xử phạt hành chính như trước kia nữa.[239][240].

Tháng 6/2014, Bộ luật dân sự 2014 được thông qua đã bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" nhưng Điều 8 về “Điều kiện kết hôn” lại quy định "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể tổ chức đám cưới và chung sống, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ nếu có tranh chấp xảy ra khi chung sống. Ngoài ra các nhu cầu phát sinh về nhân thân, tài sản, con cái... của người đồng tính khi chung sống cũng sẽ không được giải quyết.[241][242]

Quyền với Người chuyển giới

Hiện tại, Luật Việt Nam đã công nhận các trường hợp người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển giới nhưng chưa có luật cụ thể thi hành.

Trước tháng 11 năm 2015, Pháp luật Việt Nam cấm chuyển đổi giới tính đối với người chuyển giới. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính "trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính". Mặt khác, theo nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 thì việc "thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính" là hành vi bị cấm[243].

Quy định cấm trên khiến những người Việt Nam phải sang các nước như Thái Lan, Hàn Quốc để phẫu thuật chuyển giới. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), có hơn một nghìn người Việt Nam ra nước ngoài để phẫu thuật chuyển giới mỗi năm.[244].

Năm 2009, một trường hợp người chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam được chính quyền địa phương cấp giấy công nhận. Phạm Lê Quỳnh Trâm - một cô giáo chuyển giới tên khai sinh là Phạm Văn Hiệp, đã thực hiện chuyển giới ở Thái Lan. Khi về nước, sau khi thực hiện các thủ tục xét nghiệm y khoa, dịch thuật hồ sơ phẫu thuật chuyển giới, xác nhận của cơ quan tư pháp, công an, UBND tỉnh, thị trấn… đã được chính quyền địa phương - UBND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cấp giấy quyết định công nhận giới tính mới từ "nam" sang "nữ", và công nhận tên mới là Phạm Lê Quỳnh Trâm. Sau 4 năm được công nhận, đến ngày 21/1/2013, UBND tỉnh Bình Phước đã đề nghị Sở Tư pháp thu hồi và hủy bỏ hai quyết định của UBND huyện Chơn Thành về việc xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch đã cấp cho Quỳnh Trâm.[245][246]. Tuy nhiên sau đó, quyết định trên không bị thu hồi vì Bộ Y tế và Bộ Tư pháp Việt Nam xác định đây là "do lỗi của cơ quan chức năng".[247]

Đến năm 2015,Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã nhận được gần 600 hồ sơ cá nhân đề xuất sửa đổi giới tính mới trên giấy tờ pháp lý sau khi họ đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới và quyền chuyển giới được đưa vào Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi.[248][249].

Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 được thông qua công nhận quyền chuyển đổi giới tính và quyền thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi với người đã chuyển đổi giới tính được Quốc hội Việt Nam thông qua với 429/446 phiếu tán thành. Cụ thể, Điều 37 Bộ luật quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” được thông qua với 399/446 phiếu tán thành (chiếm hơn 80%).[250][251][252]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Việt Nam http://www.china.org.cn/english/features/bjrenquan... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40337871_Vi%... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40835907 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.... http://www.latimes.com/news/la-na-vietnam6aug06-st... http://www.newsweek.com/apocalypse-then-157805 http://www.nhanquyenvn.com/2016/12/hoi-cuu-tu-nhan... http://vietnamupr.com/2014/06/upr-cua-viet-nam-va-... http://vietnamupr.com/ve-vietnam-upr/